K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

chép mạng

2 tháng 10 2019

Hôm nay, cô giáo giới thiệu với lớp một bức ảnh chụp cảnh biển Nha Trang. Bức ảnh rất đẹp. Ở đó, em thấy biển bao la một màu xanh thẳm, những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào mạn thuyền, bờ cát dài in dấu chân những người đi dạo biển. Phía trên cao, từng chùm mây trắng lững lờ trôi. Bầu trời cao và xanh. Cảnh đẹp trong tranh khiến cho lớp em vô cùng thích thú. Ai cũng náo nức mong kì nghỉ hè này sẽ được ba mẹ cho đi chơi biển.

19 tháng 4 2023

Thanks

 

19 tháng 4 2023

Thanks

 

1 tháng 1 2022

 Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

 Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.

    "Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
 

   "Tôi yêu truyện cổ nước tôi

                Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

                    Thương người rồi mới thương ta

                Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

                    Ở hiền thì lại gặp hiền

                Người ngay thì được phật tiên độ trì".

    "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt"). 

    Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển 

    Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

                    "Ở hiền thì lại gặp hiền

                Người ngay thì được phật tiên độ trì".

    Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:

                    "Mang theo truyện cổ tôi đi

                Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

                    Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

                Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".

    Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:

                    "Chỉ còn truyện cổ thiết tha

                Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

                    Rất công bằng, rất thông minh

                Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".

    Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:

                    "Thị thơm thị giấu người thơm

                Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

                    Đẽo cày theo ý người ta

                Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

    "Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.

    Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.

15 tháng 4 2016

The relatives I want to talk today is my mother . My mother is a teacher in Diên Hồng pimary school . She teaches the student of class 4/9 . Every night night , my mother stays up late to lesson plans to the next day teach her student . ...

còn nữa

The one i love most is my mother. She is tall and rather thin

She is a warm kindly person with an oval face and a long-silky hair.

My mother loves us very much. She is used to staying up late and getting up early to earn money and take care of us. She is strict thanks to that we are educated into a good person.I will try to study well to satisfy my mother's faith.

30 tháng 11 2021

Đây hứa thì làm 

30 tháng 11 2021

axs

nilNJaxslnkj

XAJnl

asdasdsajkzxh

izxyul Schulz gzkuyzuk*6'úakkayvsukvyusxbijzsbkjiMzcxinl

27 tháng 2 2017

Hà Nội có biết bao cảnh đẹp nhưng em thích nhất là ngắm Hồ Gươm xanh xanh giữa lòng Hà Nội. Đó là màu xanh ngọc nõn nà của lá cây, xanh thăm thẳm của mây trời và xanh biếc lóng lánh của làn nước. Mỗi khi những chị gió rủ nhau đi dã ngoại lướt qua, làn nước hồ lại lăn tăn gợn sóng. Xung quanh, những hàng cây xà cừ, sấu, si,… cổ thụ như những vệ sĩ canh giữ lòng hồ. Đêm đêm, Hồ Gươm lấp lánh ánh đèn với Tháp Bút, với đền Ngọc Sơn, với cầu Thê Húc. Ai ai cũng nô nức kéo đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp riêng biệt của hồ. Em luôn mong những tối cuối tuần để được ngắm cảnh, ngắm dòng người và chơi nhiều trò chơi vui thú quanh hồ.

BÀI THAM KHẢO:

Almost people say that they prefer living in the peaceful countryside to the noisy city. I agree with them but I can't admit it when I live here-my second hometown-Tay Ninh. Although Tay Ninh is now a city but it's very peaceful and comfortable. I can hardly hear any loud noise and you know, to me, the most peaceful place is my neighborhood.

My family and my neighbors live together on Dien Bien Phu Street. Every morning when I get up, I always can see the sun shining and there are some warm voices from the small beautiful birds and the sounds from my neighborhood. We all get up very early. A new day begins. I often wander around my neighborhood. There are lots of green trees along the streets. There, we can see a range of houses from high to short, ordinary to extraordinary. We all do business. Some neighbors sell foods, drinks and household appliances as grocery stores. Some are tailors who mend clothes, make clothes and mend shoes too. Some are the barbers who cut hair and give make up my mother. Some are bakers who bake cakes in the bakery and sell breads. The environment is never polluted and we can feel the warm atmosphere everytime.
All the inhabitants in my neighbor are very friendly to each other. Whenever a person needs help, the others are always ready to give help and one thing should be mostly appreciated is that they never mind how difficult the work is. And we build such a great consolidation. When a neighbor has just returned from a trip, they always remember to buy the others some beautiful and worthy gifts and we also share the money for parties together. We never underestimate the honor we give each other.
I love my neighborhood very much. I hope that our friendliness and consolidation will last forever and remain unchanged.

                                                                                                                                      # hok tốt~

29 tháng 10 2018

thank you bn nhìu nhưng bài này có quá nhìu từ mới với lại mk cx thấy nó trên mạng rồi nhưng dù sao cx cảm ơn bn

30 tháng 6 2021

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

15 tháng 4 2020

thanks buddy